Related Reading
Search Clinical Content Search Expanded Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Chỉ dẫn xuất viện đối với Dẫn lưu bể thận qua da

Quý vị đã thực hiện một thủ thuật có tên dẫn lưu bể thận qua da. Điều này có nghĩa là nước tiểu được dẫn lưu từ thận để phòng ngừa cơn đau, nhiễm trùng và tổn thương thận. Quý vị đã thực hiện thủ thuật này bởi thận hoặc ống dẫn từ thận đến bàng quang (niệu quản) bị tắc do có sỏi thận hoặc khối u, hoặc có thể do một vấn đề khác. Do tắc nên nước tiểu tích tụ trong thận.

Người ta sẽ đặt ống mềm, mỏng (ống thông) cho đến khi nguyên nhân gây tích tụ nước tiểu được giải quyết. Thời gian có thể ngắn là một ngày hoặc dài là vài tuần đến vài tháng. Người ta sẽ băng túi ống thông vào chân để quý vị có thể đi lại.

Mặt sau người cho thấy đường tiết niệu của họ với ống thận và túi ống thông tại chỗ. Trang rời cho thấy cận cảnh thận bị tắc nghẽn và ống thận.

Hoạt động

  • Không nhấc bất cứ vật gì nặng hơn  10 pound cho đến khi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị nói quý vị có thể làm như vậy.

  • Tránh các hoạt động gắng sức, như cắt cỏ, hút bụi, hoặc chơi các môn thể thao, hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến cho ống thông của quý vị bị kéo ra hoặc bị di chuyển.

  • Từ từ nâng mức hoạt động của quý vị bằng cách đi bộ đoạn ngắn, thường xuyên  3-4 lần một ngày.

  • Không lái xe trong khi quý vị vẫn đang dùng thuốc giảm đau. Chờ cho tới khi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị nói quý vị có thể lái xe.

Chăm sóc tại gia

  • Ăn chế độ ăn uống bình thường của quý vị.

  • Uống 8 đến 12 (8-ounce) ly chất lỏng mỗi ngày trừ khi quý vị được yêu cầu hạn chế uống chất lỏng bởi một bệnh lý khác. Mỗi giờ sẽ có khoảng 30 đến 60 ml nước tiểu được dẫn lưu vào túi ống thông.

  • Mặc quần áo lỏng, thoải mái không kéo hoặc làm xoắn ống thông.

  • Kiểm tra băng thường xuyên để đảm bảo ống chắc chắn.

  • Không để túi dẫn lưu treo tự do, nếu không nó sẽ kéo lên ống thông. Hãy cầm tạm thời hoặc gắn chặt vào chân.

  • Đổ túi ống dẫn lưu thường xuyên sao cho trọng lượng của túi không kéo lên ống thông.

    • Đổ túi khi đầy từ 1/2 đến 2/3.

    • Luôn đổ túi trước khi quý vị đi ngủ.

    • Rửa tay trước và sau khi đổ túi.

  • Đo và ghi lại lượng và màu nước tiểu trong túi.

  • Dùng xà bông và nước ấm để nhẹ nhàng vệ sinh da quanh ống thông. Kiểm tra da xem có dấu hiệu bị nhiễm trùng không. Dùng khăn sạch thấm khô.

  • Thay băng nếu nó bẩn, lỏng hoặc ẩm. Hỏi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị cách vệ sinh da và nên dùng dụng cụ gắn hoặc lớp màng bảo vệ da nào. Nhờ ai đó giúp chăm sóc ống dẫn lưu bể thận và làm theo hướng dẫn vệ sinh.

  • Cho băng đã dùng vào túi nhựa.

  • Nếu quý vị phải dừng bất kỳ loại thuốc nào trước khi phẫu thuật, nhớ hỏi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe khi nào quý vị có thể bắt đầu dùng trở lại. Điều này đặt biệt quan trọng trong trường hợp thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu).

Chăm sóc theo dõi

Khám theo dõi với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị, hoặc theo chỉ dẫn. Nếu quý vị cần để nguyên ống dẫn lưu bể thận trong một khoảng thời gian, quý vị sẽ cần lên lịch hẹn khám để thay ống 2-3 tháng một lần. Nếu không, quý vị sẽ cần lên lịch hẹn khám để nhờ tháo ống. Nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị sẽ cho quý vị biết khi nào cần tháo.

Khi nào thì gọi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị

Gọi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị ngay nếu bị bất cứ những điều nào sau đây:

  • Ống thông không dẫn lưu

  • Ống thông tuột ra (không cố gắng cho vào lại.)

  • Một phần ống thông tuột ra. Có thể có dấu đen trên ống để đánh dấu vị trí ống luồn vào da. Kiểm tra để xem còn dấu đen cạnh da hay không. Nếu dấu đen không nằm cạnh da, ống đã di chuyển. Nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe cần cho vào lại. Không cố gắng đẩy ống vào lại.

  • Đau, mẩn đỏ hoặc rỉ dịch quanh ống thông

  • Sốt từ  100,4°F ( 38°C) trở lên, hoặc theo chỉ dẫn của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị

  • Tăng hoặc giảm đáng kể lượng nước tiểu dẫn lưu

  • Nước tiểu có màu đục hoặc có mùi hôi

  • Nước tiểu chuyển thành màu hồng hoặc đỏ

  • Đau hơn

  • Đau dữ dội ở sườn

  • Buồn nôn và ói mửa

  • Triệu chứng mới hoặc bị trầm trọng hơn

Online Medical Reviewer: Raymond Kent Turley BSN MSN RN
Online Medical Reviewer: Rita Sather RN
Online Medical Reviewer: Walead Latif MD
Date Last Reviewed: 11/1/2022
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer